KTCNTY - Kiến thức Chăn nuôi thú y
Lợn nái rặn đẻ quá yếu
1. Nguyên nhân
- Do khẩu phần ăn không đủ, chăm sóc, nuôi dưỡng không hợp lý
- Trong thời gian có thai, gia súc vận động ít
- Dịch thai quá nhiều, thai quá to làm cho thành tử cung dãn ra quá độ
- Do phù thũng xoang bụng, cơ hoành bị dãn
- Cơ tử cung bị dị hình, phát triển không hoàn chỉnh
- Do rối loạn cơ năng nội tiết của kích tố hậu tuyến yên (Oxytocin)
- Do tư thế thai, chiều hướng của thai không bình thường
- Đường sinh dục hẹp
- Lợn nái quá già yếu
2. Can thiệp
Để quyết định phương pháp điều trị, cần phải căn cứ vào một số đặc điểm như sau:
- Thời gian các giai đoạn của quá trình sinh đẻ
- Độ mở của cổ tử cung
- Các màng thai còn nguyên vẹn hay đã rách
- Thai còn sống hay đã chết
- Tư thế và chiều hướng của bào thai có bình thường hay không
a) Phương pháp dùng thuốc
Chủ yếu dùng các loại thuốc có tác dụng kích thích hoạt động co bóp tử cung.
Oxytocin: 6-8ml/gia súc lớn; 2-5ml/gia súc nhỏ
Trợ sức cho gia súc bằng glucose, C, cafein
Chú ý: Chỉ sử dụng thuốc khi:
- Cổ tử cung mở hoàn toàn
- Tư thế, chiều hướng của bào thai bình thường
b) Phương pháp thủ thuật
Áp dụng phương pháp kéo thai ra ngoài
Có thể kéo bằng dụng cụ hoặc trực tiếp bằng tay. Khi kéo phải kết hợp với cơn rặn đẻ của lợn nái.
c) Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật cơ thể lợn mẹ (phương pháp mổ ổ bụng) để lấy bào thai .

Nhãn: ,

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Các bài viết trước đó

- Công tác kỷ luật của Đoàn và giải quyết khiếu nại,...
- Công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn
- Một số điểm mới trong Hướng dẫn thực hiện Điều lệ ...
- Một số điểm mới trong Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Min...
- Chương X: Tài chính của Đoàn
- Chương XI: Chấp hành điều lệ Đoàn
- Chương IX: Đoàn phụ trách Đội Thiếu niên tiền phon...
- Chương VIII: Đoàn đối với Tổ chức hội của Thanh niên
- Chương VII: Khen thưởng và kỷ luật của Đoàn
- Chương VI: Công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn và...

  @2009 NVB - Copyright by ktcnty.blogspot.com.
  Liên hệ: vinhbinhht@gmail.com - 01699.059.335