KTCNTY - Kiến thức Chăn nuôi thú y
Công tác kỷ luật của Đoàn và giải quyết khiếu nại, tố cáo
I- Công tác kỷ luật của Đoàn.

1. Những vấn đề về nguyên tắc:
- Cán bộ Đoàn và đoàn viên đều bình đẳng trước kỷ luật Đoàn, nếu vi phạm khuyết điểm tuỳ theo mức độ đều bị xử lý kỷ luật.
- Trong khi xem xét xử lý kỷ luật, phải căn cứ kết quả tự phê bình và kết quả thẩm tra xác minh để đảm bảo kết luận khách quan, chính xác, không bỏ sót khuyết điểm. Khi xem xét, xử lý cần làm rõ nguyên nhân sai phạm động cơ sai phạm và hoàn cảnh sai phạm.
- Kỷ luật Đoàn không thay thế kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính, kỷ luật của các đoàn thể khác hoặc ngược lại.
- Cán bộ, đoàn viên có khuyết điểm đang trong quá trình kiểm tra, xem xét, không được rút đơn khỏi danh sách Ban Chấp hành hoặc xét đơn xin ra Đoàn của cán bộ, đoàn viên đó.
- Trường hợp tại nhiệm kỳ của Ban Chấp hành, uỷ ban kiểm tra khoá cũ chưa kết luận được, phải chuyển giao hồ sơ để Ban Chấp hành, uỷ ban kiểm tra khoá mới tiếp tục xem xét, kết luận và xử lý.

2. Các hình thức kỷ luật của đoàn
a) Đối với cán bộ, đoàn viên: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Khai trừ.
- Khiển trách: áp dụng đối với những cán bộ, đoàn viên mắc khuyết điểm lần đầu, khuyết điểm ở mức độ nhẹ, nhất thời, ảnh hưởng gây tác hại trong phạm vi hẹp, đó nhận thấy khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa.
- Cảnh cáo: áp dụng đối với cán bộ, đoàn viên vi phạm kỷ luật bị khiển trách mà còn tái phạm hoặc tuy mới vi phạm lần đầu nhưng mang tính chất tương đối nghiêm trọng, phạm vi ảnh hưởng tương đối rộng.
- Cách chức: áp dụng đối với cán bộ Đoàn vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến tổ chức Đoàn, không xứng đáng để giữ chức vụ đó.
Khi áp dụng hình thức kỷ luật cách chức cần lưu ý một số vấn đề sau.
- Đối với cán bộ giữ nhiều chức vụ:
+ Cán bộ giữ nhiều chức vụ vi phạm kỷ luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà cách một chức, nhiều chức hay cách hết chức vụ Đoàn hiện đang đảm nhiệm.
+ Trường hợp cán bộ Đoàn giữ nhiều chức vụ trong một cấp như là Bí thư (hoặc Phó Bí thư), uỷ viên Ban Thường vụ, uỷ viên Ban Chấp hành... khi vi phạm kỷ luật phải cách chức thì: Nếu cách chức Bí thư (hoặc Phó Bí thư) còn là uỷ viên Ban Thường vụ và uỷ viên Ban Chấp hành; nếu cách chức uỷ viên Ban Thường vụ còn là uỷ viên Ban Chấp hành; nếu cách chức ủy viên Ban Chấp hành thì hết các chức vụ.
+ Trường hợp một cán bộ giữ nhiều chức vụ ở nhiều cấp khi vi phạm kỷ luật phải cách chức thìcách chức ở cấp nào thì chỉ mất chức ở cấp đó, các chức vụ ở cấp khác vẫn còn.
+ Trường hợp một cán bộ vừa là uỷ viên Ban Chấp hành vừa là uỷ viên ủy ban kiểm tra cùng cấp, khi vi phạm kỷ luật phải cách chức thì: Nếu cách chức uỷ viên Ban Chấp hành không còn chức uỷ viên ban kiểm tra; nếu cách chức uỷ viên ban kiểm tra thì tuỳ thuộc mức độ sai phạm đề nghị cấp bộ đoàn xem xét tư cách uỷ viên Ban Chấp hành.
- Khai trừ: Là hình thức kỷ luật cao nhất của Đoàn, áp dụng đối với cán bộ, đoàn viên phạm khuyết điểm ở mức rất nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến tổ chức Đoàn, không xứng đáng được đứng trong hàng ngũ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
b) Đối với tổ chức Đoàn: Khiển trách; Cảnh cáo; Giải tán.
- Khiển trách: Áp dụng đối với một cấp bộ Đoàn hay một tổ chức Đoàn vi phạm Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết, các nguyên tắc của Đoàn, chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà tính chất và mức độ không lớn; ảnh hưởng trong phạm vi hẹp.
- Cảnh cáo: Áp dụng đối với một cấp bộ Đoàn hay một tổ chức Đoàn vi phạm Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết và các nguyên tắc của tổ chức Đoàn, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước mà tính chất và mức độ lớn, ảnh hưởng trong phạm vi rộng nhưng chưa đến mức phải áp dụng hình thức giải tỏa hoặc đã bị Đoàn cấp trên kỷ luật khiển trách mà còn tái phạm.
- Giải tán: Áp dụng đối với một cấp bộ Đoàn hay một tổ chức Đoàn vi phạm rất nghiêm trọng Điều lệ Đoàn, mất tính chiến đấu không còn tác dụng đối với thanh thiếu nhi.
Chỉ áp dụng giải tán một tổ chức Đoàn khi có hai phần ba (2/3) số cán bộ, đoàn viên, hoặc giải tán một cấp bộ Đoàn khi có hai phần ba (2/3) số uỷ viên Ban Chấp hành vi phạm khuyết điểm đến mức phải khai trừ hay cách chức. Những cán bộ Đoàn viên ở cơ sở bị giải tán không bị kỷ luật khai trừ được giới thiệu đến sinh hoạt ở cơ sở Đoàn khác hoặc cơ sở mới thành lập.

3. Thẩm quyền kỷ luật
- Những tổ chức có thẩm quyền kỷ luật:
+ Chi đoàn và chi đoàn cơ sở.
+ Ban Chấp hành Đoàn cơ sở trở lên.
+ Các Ban cán sự Đoàn được Ban Thường vụ Trung ương Đoàn cho phép.
- Đối với đoàn viên: Khi vi phạm kỷ luật phải được kiểm điểm trước chi đoàn với sự có mặt của ít nhất 2/3 tổng số đoàn viên chi đoàn và được trên một phần hai ý kiến biểu quyết đồng ý của đoàn viên có mặt trong hội nghị.
Từ hình thức cảnh cáo trở lên chi đoàn báo cáo lên đoàn cấp trên trực tiếp xét và quyết định.
- Đối với cán bộ Đoàn:
- Uỷ viên Ban Chấp hành Đoàn cấp nào do hội nghị Ban Chấp hành cấp đó (có mặt ít nhất 2/3 tổng số uỷ viên Ban Chấp hành) thảo luận, biểu quyết hình thức kỷ luật với sự đồng ý của trên một phần hai số uỷ viên Ban Chấp hành Đoàn có mặt tại hội nghị, đồng thời phải được cấp bộ Đoàn cấp trên trực tiếp xét, quyết định. Đối với uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn họp biểu quyết, quyết định hình thức kỷ luật với sự đồng ý của trên một phần hai số uỷ viên Ban Chấp hành có mặt tại hội nghị.
Thẩm quyền kỷ luật đối với uỷ viên ủy ban kiểm tra Đoàn các cấp áp dụng như kỷ luật uỷ viên Ban Chấp hành cùng cấp.
- Trường hợp uỷ viên Ban Chấp hành hoặc uỷ viên Ban kiểm tra trong độ tuổi đoàn viên, khi vi phạm kỷ luật phải kiểm điểm tại chi đoàn nơi đồng chí đó sinh hoạt.
- Trường hợp cán bộ Đoàn là uỷ viên tham gia Ban Chấp hành Đoàn, nếu vi phạm kỷ luật, trước khi kiểm điểm, phải báo cáo xin ý kiến cấp uỷ quản lý trực tiếp cán bộ đó.
- Trường hợp cán bộ giữ nhiều chức vụ trong nhiều cấp, khi vi phạm kỷ luật thì cấp nào quản lý trực tiếp cấp đó kiểm điểm, thảo luận biểu quyết hình thức kỷ luật và đề nghị Đoàn cấp quản lý chức vụ cao nhất xét và quyết định kỷ luật.
- Trường hợp cán bộ Đoàn chuyên trách có chức vụ trong cơ quan của Đoàn nhưng không tham gia Ban Chấp hành, nếu vi phạm kỷ luật, cấp nào bổ nhiệm, cấp đó xử lý kỷ luật.
Chú ý: Trường hợp cán bộ, đoàn viên, tổ chức Đoàn vi phạm kỷ luật đó được tổ chức Đoàn và Uỷ ban kiểm tra cấp trên nhắc nhở mà cấp dưới không xử lý hoặc xử lý không đúng mức thỡ Uỷ ban kiểm tra cấp trờn đề nghị cấp bộ Đoàn cùng cấp trực tiếp xem xét và quyết định thi hành kỷ luật hoặc sửa đổi hỡnh thức kỷ luật.
- Đối với tổ chức Đoàn:
- Khiển trách, cảnh cáo một tổ chức Đoàn hay cấp bộ Đoàn do Ban Chấp hành Đoàn cấp trên trực tiếp xét và quyết định với sự đồng ý của trên một phần hai số Uỷ viên Ban Chấp hành có mặt tại hội nghị.
- Giải tán một tổ chức Đoàn hay một cấp bộ Đoàn do hội nghị Ban Chấp hành Đoàn cấp trên trực tiếp (có mặt ít nhất 2/3 số uỷ viên Ban Chấp hành) thảo luận và quyết định với sự đồng ý của trên một phần hai số uỷ viên Ban Chấp hành Đoàn có mặt tại hội nghị.

4. Quy trình tiến hành xét kỷ luật:
- Kiểm tra xác minh: quá trình kiểm tra, xác minh phải khách quan, thận trọng. Khi gặp gỡ đương sự hoặc người có liên quan phải ghi biên bản. Kết thúc quá trình kiểm tra xác minh phải có báo cáo kết luận.
- Tổ chức kiểm điểm:
+ Triệu tập họp chi đoàn (đối với trường hợp vi phạm là đoàn viên) hoặc Ban Chấp hành Đoàn (trường hợp người vi phạm là cán bộ Đoàn).
+ Cán bộ, Đoàn viên trình bày kiểm điểm (bằng văn bản) trước chi đoàn hoặc Ban Chấp hành Đoàn và tự nhận hình thức kỷ luật.
+ Báo cáo kết luận kiểm tra xác minh, đề xuất hình thức kỷ luật.
+ Các thành viên dự họp giúp ý kiến phân tích nguyên nhân, tính chất, mức độ sai phạm.
+ Chủ toạ cuộc họp tóm tắt, kết luận vấn đề.
- Biểu quyết kỷ luật:
Biểu quyết hình thức kỷ luật nhất thiết phải bằng phiếu kín.
- Nếu kết quả bỏ phiếu quá bán thì đề nghị Đoàn cấp trên xem xét quyết định (trường hợp chi đoàn kỷ luật đoàn viên bằng hình thức khiển trách thì có hiệu lực ngay sau khi công bố).
- Trong trường hợp kết quả bỏ phiếu đề nghị kỷ luật không có hình thức nào qua bán hoặc kết quả bỏ phiếu bằng nhau thì làm văn bản báo cáo lên Uỷ ban kiểm tra, Đoàn cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.
Lưu ý: Quyền của cán bộ, đoàn viên, tổ chức Đoàn khi bị kỷ luật:
Cán bộ, đoàn viên bị kỷ luật vẫn được hưởng các quyền sau:
- Được trình bày ý kiến của mình trước hội nghị chi đoàn hoặc hội nghị Ban Chấp hành.
- Được biểu quyết về hình thức kỷ luật của mình.
- Tổ chức Đoàn, cán bộ, đoàn viên bị kỷ luật không đồng ý với quyết định kỷ luật thì trong vòng một tháng (30 ngày) kể từ ngày nhận quyết định kỷ luật, có quyền khiếu nại bằng đơn về hình thức kỷ luật của mình lên uỷ ban kiểm tra hoặc Đoàn cấp trên. Tuy nhiên, cần lưu ý: Không khiếu nại vượt cấp khi tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại kỷ luật Đoàn chưa giải quyết xong, không gửi đơn khiếu nại đến nhiều cấp cùng một lúc, đến nhiều tổ chức và cá nhân có thẩm quyền giải quyết, không khiếu nại hộ cá nhân, tổ chức bị kỷ luật.

5. Hồ sơ kỷ luật gồm:
- Bản tự kiểm điểm của người vi phạm.
- Biên bản họp chi Đoàn hoặc Ban Chấp hành Đoàn xét kỷ luật.
- Văn bản đề nghị của Ban Chấp hành Đoàn.
- Các văn bản khác có liên quan (như kết luận của cơ quan thanh tra, quyết định kỷ luật của Đảng, chính quyền, đoàn thể khác… nếu có).
6. Việc thi hành kỷ luật:

II- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Đoàn.
1. Một số vấn đề về nguyên tắc:
- Khi nhận được đơn khiếu nại tố cáo của cán bộ, đoàn viên, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết thì Uỷ ban kiểm tra các cấp có trách nhiệm thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị xử lý và trả lời cho người có đơn. Thời hạn giải quyết lần đầu không quá 30 ngày đối với khiếu nại, 60 ngày đối với tố cáo kể từ ngày thụ lý giải quyết; đối với các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài nhưng thời gian kéo dài thêm không quá 45 ngày đối với khiếu nại, 90 ngày đối với tố cáo.
- Những tố cáo, khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết thì chuyển cho cơ quan chức năng xem xét, giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo biết.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại, tố cáo không đồng ý thì có quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo. (Đối với khu vực đi lại khó khăn thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày). Thời gian giải quyết mỗi lần tiếp theo không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết. Người khiếu nại không gửi đơn khiếu nại tố cáo đến nhiều cấp, nhiều ngành cùng một lúc; trong thời gian cấp có thẩm quyền đang xem xét, kết luận, người khiếu nại không gửi đơn khiếu nại tố cáo đi các cấp, các ngành...
- Đối với đơn tố cáo không ghi danh, không rõ địa chỉ và những đơn đó được cấp có thẩm quyền xem xét kết luận nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới; những đơn tố cáo sao chụp chữ ký, đơn tố cáo tập thể thì không xem xét giải quyết; trường hợp đơn tố cáo không ghi danh, không rõ địa chỉ người tố cáo nhưng nội dung rõ ràng, bằng chứng cụ thể và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì uỷ ban kiểm tra tiến hành kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm (khoản 2, Điều 25 Điều lệ Đoàn).
- Trường hợp đơn khiếu nại tố cáo có nội dung, tính chất phức tạp, có liên quan đến nhiều cấp thì uỷ ban kiểm tra, cấp bộ đoàn cấp trên trực tiếp có thể xem xét giải quyết.
- Đối với đơn, thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đại biểu đại hội hoặc hội nghị đại biểu của Đoàn, thì chỉ nhận và xem xột, giải quyết đơn thư đó nếu được gửi đến trước đại hội, hội nghị đại biểu ít nhất 10 ngày.
- Trong khi giải quyết đơn khiếu nại tố cáo, uỷ ban kiểm tra phải đảm bảo khách quan, trung thực, đúng pháp luật và đúng quy định của Điều lệ Đoàn, không được quy chụp, trù úm người có đơn khiếu tố. Sau khi giải quyết xong phải báo cáo với cấp bộ Đoàn có thẩm quyền xử lý.

2. Các bước tiến hành giải quyết khiếu nại, tố cáo:
a) Bước chuẩn bị
- Khi nhận được đơn, thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết, cán bộ kiểm tra phải nghiên cứu kỹ đơn, thư khiếu nại, tố cáo; tóm tắt nội dung tố cáo, khiếu nại và tham mưu, đề xuất với lãnh đạo ủy ban kiểm tra hướng giải quyết.
- Ủy ban kiểm tra ra quyết định giải quyết, khiếu nại, tố cáo; thành phần gồm cán bộ hoặc tổ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; nội dung giải quyết, thời hạn giải quyết...
- Cán bộ được giao giải quyết khiếu nại, tố cáo xây dựng kế hoạch cụ thể giải quyết khiếu nại, tố cáo trình lãnh đạo uỷ ban kiểm tra hoặc cấp bộ Đoàn có thẩm quyền phê duyệt.
b) Bước tiến hành:
- Về giải quyết khiếu nại:
Sau khi nghiên cứu đơn, thư khiếu nại và trình bày của người khiếu nại cần lưu ý:
+ Nếu thấy có dấu hiệu bị xử lý oan, sai hoặc trù dập thì phải xem xét lại toàn bộ quá trình thi hành kỷ luật.
+ Nếu thấy việc khiếu nại không có gì làm thay đổi kết luận về nội dung vi phạm hoặc hình thức xử lý thì giải thích cho người khiếu nại biết. Nếu người khiếu nại không đồng ý với nội dung giải thích thì triển khai giải quyết khiếu nại theo trình tự:
- Gặp cấp bộ Đoàn ra quyết định kỷ luật để thống nhất các nội dung, tình tiết dẫn đến việc xử lý kỷ luật. Làm rõ điểm khác nhau giữa nội dung khiếu nại với nội dung của quyết định kỷ luật.
- Nếu cấp ra quyết định kỷ luật và tổ kiểm tra còn có ý kiến khác nhau thì tổ kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ các nội dung còn chưa thống nhất và dự kiến nội dung kết luận. Các ý kiến khác nhau phải được báo cáo đầy đủ với Uỷ ban kiểm tra.
+ Dự thảo báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại và đề xuất hướng giải quyết.
- Về giải quyết tố cáo:
Cán bộ hoặc tổ công tác giải quyết tố cáo làm việc với tổ chức Đoàn có liên quan và cán bộ Đoàn bị tố cáo để thông báo quyết định, nội dung tố cáo; kế hoạch giải quyết; thống nhất lịch trình tiến hành; yêu cầu cán bộ, tổ chức đoàn bị khiếu nại, tố cáo chuẩn bị báo cáo giải trình các nội dung bị tố cáo; yêu cầu cung cấp tài liệu, phối hợp giải quyết.
- Cán bộ (tổ) kiểm tra làm việc với người tố cáo, thu thập tài liệu, chứng cứ.
- Làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thẩm tra, xác minh các nội dung.
- Sau khi đó thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ; các văn bản giải trình của những người có liên quan, cán bộ (tổ) kiểm tra giải quyết tố cáo phải dự thảo báo cáo kết quả giải quyết tố cáo và đề xuất hướng xử lý giải quyết. Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo mà phát hiện cán bộ Đoàn, tổ chức Đoàn có sai phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đề xuất hình thức kỷ luật.
c) Bước kết thúc:
Uỷ ban kiểm tra và cấp bộ đoàn cấp nào giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thí có trách nhiệm kết luận việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo trên cơ sở kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo.
- Gửi thông báo kết luận giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo cho người có đơn và người hoặc tổ chức đoàn bị khiếu nại, tố cáo. Kết luận phải thể hiện các nội dung:
- Nội dung khiếu nại, tố cáo đúng, đúng một phần hay sai.
- Trách nhiệm của cán bộ Đoàn hay cấp bộ Đoàn bị khiếu nại, tố cáo. Trường hợp tố cáo có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì phải đề xuất hình thức kỷ luật và đề nghị tiến hành xem xét kỷ luật theo quy định.

Nhãn:

Các bài viết trước đó

- Công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn
- Một số điểm mới trong Hướng dẫn thực hiện Điều lệ ...
- Một số điểm mới trong Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Min...
- Chương X: Tài chính của Đoàn
- Chương XI: Chấp hành điều lệ Đoàn
- Chương IX: Đoàn phụ trách Đội Thiếu niên tiền phon...
- Chương VIII: Đoàn đối với Tổ chức hội của Thanh niên
- Chương VII: Khen thưởng và kỷ luật của Đoàn
- Chương VI: Công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn và...
- Chương V: Tổ chức Đoàn trong Quân đội nhân dân Việ...

  @2009 NVB - Copyright by ktcnty.blogspot.com.
  Liên hệ: vinhbinhht@gmail.com - 01699.059.335