KTCNTY - Kiến thức Chăn nuôi thú y
Cơ chế động dục của lợn nái
Khi lợn cái đến tuổi thành thục về tính dục (5-6 tháng ở lợn nội, 4-5 tháng ở lợn ngoại), các kích thích bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn, feromon của lợn đực và các kích thích nội tiết đi theo dây thần kinh ly tâm đến vỏ đại não qua vùng dưới đồi (Hypothalamus) tiết ra kích tố FRF (Folliculin Releasing Factors) có tác dụng kích thích tuyến yên tiết ra FSH (Follicle Stimulating Hormone)làm cho bao noãn phát dục nhanh chóng.
Trong quá trình bao noãn phát dục và thành thục thì thượng bì bao noãn tiết ra Oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn, làm cho lợn cái có biểu hiện động dục ra bên ngoài. Cuối kỳ động dục tuyến yên tiết ra LH (Luteinizing Hormone) làm cho trứng chín và rụng.
Sau khi trứng rụng sẽ hình thành thể vàng buồng trứng, thể vàng buồng trứng tiết ra Progesteron có tác dụng kích thích sự tăng sinh của màng ngầy tử cung chuẩn bị cho hợp tử làm tổ trong sừng tử cung, đồng thời ức chế tuyến yên sinh ra FSH, ức chế sự thành thục của bao noãn trong buồng trứng làm cho bao noãn không phát dục. Ngoài ra, còn kích thích tuyến yên tiết Prolactin, kích thích tuyến vú phát triển.

Nếu lợn nái có chửa thì thể vàng sẽ tiêu biến sau khi lợn đã đẻ và nuôi con, lúc này tuyến yên không bị Progesteron ức chế nữa nên lại sản sinh ra FSH, bao noãn mới lại bắt đầu phát dục và đi vào một chu kỳ mới.
Nếu lợn nái không có chửa thể vàng sẽ tồn tại khoảng 17 ngày sẽ thoái hóa và bao noãn mới lại phát dục và đến khoảng 21 ngày lại xuất hiện một chu kỳ động dục mới.

Nhãn: , ,

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Các bài viết trước đó

- Bệnh Newcastle
- Bệnh Cúm gia cầm
- Bệnh Streptococcosis ở gia cầm
- Bệnh Tụ huyết trùng gia cầm (Powl cholera)
- Sự động dục ở bò cái
- Bệnh bại liệt sau khi đẻ ở bò sữa
- Đặc điểm sinh sản bò cái
- Bệnh táo bón ở lợn
- Bệnh viêm da do thiết kẽm ở lợn
- Bệnh Lở mồm long móng (Foot and mouth disease, FMD...

  @2009 NVB - Copyright by ktcnty.blogspot.com.
  Liên hệ: vinhbinhht@gmail.com - 01699.059.335